Luận văn Thạc sĩ: Đánh giá ứng dụng các tiêu chuẩn nuôi tôm sú (Penaeus monodon) bền vững ở ĐBSCL

Tác giả:

Ths Lâm Thái Xuyên, 2011

Ngày đăng: 23-08-2013
Đóng góp bởi: ltxuyen2010, xuyen edit
Luận văn Thạc sĩ: Đánh giá ứng dụng các tiêu chuẩn nuôi tôm sú (<i>Penaeus monodon</i>) bền vững ở ĐBSCL
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 7MB | 2134 | 87 | ltxuyen2010

Một đánh giá về nuôi tôm sú (Penaeus monodon) đạt và chưa đạt chứng nhận ở ĐBSCL đã được thực hiện từ tháng 05-12/2010 tại các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng và Bến Tre. Tổng số 72 trại nuôi tôm theo các tiêu chuẩn chứng nhận và 76 hộ dân nuôi tôm thông thường đã được khảo sát. Bên cạnh đó, 8 cán bộ quản lý Ngành thủy sản, 6 giảng viên chuyên Ngành NTTS, 7 chuyên gia tư vấn cấp chứng nhận nuôi tôm sú đạt chuẩn và 5 doanh nghiệp vừa nuôi tôm và chế biến tôm xuất khẩu cũng đã được phỏng vấn.

Kết quả cho thấy, có năm hình thức chứng nhận cho nuôi tôm sú gồm: tôm sinh thái, Viet GAP, BMP, BAP và Global GAP đang được chứng nhận cho nuôi tôm sú ở ĐBSCL, trong đó nuôi tôm sinh thái đã được thực hiện lần đầu tiên vào năm 2001 tại tỉnh Cà Mau. Chứng nhận BAP đã được thực hiện từ năm 2005 và hiện nay có 5 trại nuôi đạt chứng nhận đang có hiệu lực. Một trại nuôi đạt chứng nhận Global GAP vào tháng 01/2010. Một số trại nuôi theo tiêu chuẩn Viet GAP được áp dụng nhưng chưa được cấp chứng nhận. Nuôi tôm sú theo tiêu chuẩn BMP vẫn chưa được thực hiện ở Việt Nam. Các trại nuôi tôm sú đạt chuẩn tôm sinh thái, Global GAP, BAP, Viet GAP tuân thủ không sử dụng thuốc, hóa chất cấm và kháng sinh; chính sách an toàn lao động, bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm và đáp ứng tốt việc truy suất nguồn gốc sản phẩm, trong khi các trại nuôi tôm thông thường chưa tuân thủ các tiêu chí này. Hiệu quả sản xuất của các trại nuôi tôm đạt chứng nhận cao hơn so với các trại nuôi chưa đạt chuẩn. Giá tôm bán ra từ các trại nuôi đạt chứng nhận cao hơn 7%, giá thành sản xuất 70.825 đồng/kg thấp hơn 7.167 đồng/kg và tỷ suất lợi nhuận cao hơn 87,1% so với các trại nuôi chưa đạt chứng nhận. Nhận thức của “4 nhà” đồng tình với việc áp dụng các tiêu chuẩn chứng nhận trong nuôi tôm sú. Giải pháp chính phát triển nghề nuôi tôm trong thời gian tới ở ĐBSCL là hình thành các đơn vị hợp tác như tổ hợp tác và hợp tác xã để thực hiện nuôi tôm đạt tiêu chuẩn chứng nhận quốc tế.

 

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm